CEO Grab: "Thất bại của Uber tại Trung Quốc là bằng chứng cho thấy họ sẽ thua chúng tôi ở Đông Nam Á"
18:30Với thương vụ Didi thâu tóm Uber Trung Quốc, CEO của Grab tin rằng công ty ông có thể lập lại điều này tại thị trường Đông Nam Á.
Thỏa thuận mua lại Uber Trung Quốc của Didi Chuxing ngay
lập tức tạo ra ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh
vực.
Anthony
Tan, Giám đốc điều hành của Grab – một công ty đối thủ của Uber tại thị trường
Đông Nam Á và cũng nhận đầu tư từ tư Didi hồi năm ngoái – nói với các nhân viên
của mình trong ngày hôm nay rằng thỏa thuận sáp nhập trị giá 35 tỷ USD giữa Uber
Trung Quốc và Didi là bằng chứng hùng hồn nhất cho việc các doanh nghiệp địa
phương hoàn toàn có thể đánh bại Uber.
Trong email gửi toàn nhân viên của mình, Tan nói rằng: "Sau hơn một năm cạnh
tranh khốc liệt, nhà đầu tư của chúng ta (Didi) đã chiến thắng trong cuộc chiến
giành giật thị trường tại Trung Quốc. Thành công của Didi góp phần củng cố triết
lí mà chúng ta đang tin tưởng. Đó là việc chúng ta đang sống trong một thế giới
rộng lớn và không có một giải pháp chung cho tất cả vấn đề. Các giải pháp địa
phương là cách tốt nhất là giải quyết những vấn đề phát sinh tại địa phương.
Giống như Didi đã làm ở Trung Quốc. Chúng ta có thể làm tương tự tại Singapore,
Jakarta hay Manila vì người dùng nơi đây ưu tiên các dịch vụ địa phương hơn
Uber…".
Tuần trước, một báo cáo cho biết hoạt động của Uber tại
thị trường Đông Nam Á đã có lợi nhuận tại 2 thị trường - Singapore và
Philippines – và rằng công ty của Hoa Kỳ đang có kế hoạch tung ra một sản phẩm
mới tại khu vực. Diễn biến từ thương vụ sáp nhập ngày hôm nay tại Trung Quốc có
ý nghĩa lớn đối với chiến lược của Grap trong thời gian tới.
Tan cũng cảnh báo rằng việc rút lui khỏi Trung Quốc sẽ
khiến Uber có hàng loạt hành động mới tại thị trường Đông Nam Á.
Ông
nói với các nhân viên của mình: "Với
thỏa thuận ở Trung Quốc, Uber sẽ chú ý nhiều hơn và chuyển hướng các nguồn lực
cho khu vực của chúng ta. Nhưng chúng ta thấy rằng một khi các doanh nghiệp địa
phương vững tin vào sức mạnh của họ, họ có thể áp dụng chiến lược như Didi tại
Trung Quốc. Uber đã thất bại một lần và chúng ta sẽ làm cho họ thất bại một lần
nữa".
Việc Uber rút khỏi Trung Quốc một phần vì họ không cạnh
tranh nổi ở thị trường này, mặt khác xuất phát từ việc Didi đã đầu tư vào Uber
một khoảng tiền lên đến 2 tỷ USD.
Việc chi tiêu cho thương mại trực tuyến ở khu vực Đông
Nam Á vẫn còn thấp nhưng với dân số hơn 600 triệu người khiến đây là một trong
những khu quan trọng của nền kinh tế kỹ thuật số trong thời gian tới. Vì vậy,
không ngạc nhiên khi Tan đang muốn tập trung nguồn lực tại khu vực Đông Nam Á để
tìm một chiến thắng cho Grab tương tự như cách Didi vừa tiến hành tại Trung
Quốc.
Grab đã thu hút được hơn 650 triệu USD cho đến nay bao
gồm cả vòng quyên vốn Series E gần đây với số tiền thu được khoảng 350 triệu
USD. Hiện tại, Grab được định giá khoảng 1,6 tỷ USD.Grab đã có mặt tại 30 thành
phố ở 6 quốc gia của Đông Nam Á với 19 triệu lượt tải về ứng dụng và 350.000 lái
xe tham gia vào dịch vụ này. Trong khi đó, Uber có mặt tại 16 thành phố ở khu
vực này nhưng công ty chưa công bố số liệu chính thức. Đông Nam Á trước đây vẫn
không được Uber ưu tiên bằng các thị trường đông dân như Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, với thất bại tại Trung Quốc, không loại trừ khả năng Uber sẽ quay
sang tấn công mạnh vào thị trường Đông Nam Á.
Tham khảo:
techcrunch
Thỏa thuận mua lại Uber Trung Quốc của Didi Chuxing ngay
lập tức tạo ra ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh
vực.
Anthony
Tan, Giám đốc điều hành của Grab – một công ty đối thủ của Uber tại thị trường
Đông Nam Á và cũng nhận đầu tư từ tư Didi hồi năm ngoái – nói với các nhân viên
của mình trong ngày hôm nay rằng thỏa thuận sáp nhập trị giá 35 tỷ USD giữa Uber
Trung Quốc và Didi là bằng chứng hùng hồn nhất cho việc các doanh nghiệp địa
phương hoàn toàn có thể đánh bại Uber.
Trong email gửi toàn nhân viên của mình, Tan nói rằng: "Sau hơn một năm cạnh
tranh khốc liệt, nhà đầu tư của chúng ta (Didi) đã chiến thắng trong cuộc chiến
giành giật thị trường tại Trung Quốc. Thành công của Didi góp phần củng cố triết
lí mà chúng ta đang tin tưởng. Đó là việc chúng ta đang sống trong một thế giới
rộng lớn và không có một giải pháp chung cho tất cả vấn đề. Các giải pháp địa
phương là cách tốt nhất là giải quyết những vấn đề phát sinh tại địa phương.
Giống như Didi đã làm ở Trung Quốc. Chúng ta có thể làm tương tự tại Singapore,
Jakarta hay Manila vì người dùng nơi đây ưu tiên các dịch vụ địa phương hơn
Uber…".
Tuần trước, một báo cáo cho biết hoạt động của Uber tại
thị trường Đông Nam Á đã có lợi nhuận tại 2 thị trường - Singapore và
Philippines – và rằng công ty của Hoa Kỳ đang có kế hoạch tung ra một sản phẩm
mới tại khu vực. Diễn biến từ thương vụ sáp nhập ngày hôm nay tại Trung Quốc có
ý nghĩa lớn đối với chiến lược của Grap trong thời gian tới.
Tan cũng cảnh báo rằng việc rút lui khỏi Trung Quốc sẽ
khiến Uber có hàng loạt hành động mới tại thị trường Đông Nam Á.
Ông
nói với các nhân viên của mình: "Với
thỏa thuận ở Trung Quốc, Uber sẽ chú ý nhiều hơn và chuyển hướng các nguồn lực
cho khu vực của chúng ta. Nhưng chúng ta thấy rằng một khi các doanh nghiệp địa
phương vững tin vào sức mạnh của họ, họ có thể áp dụng chiến lược như Didi tại
Trung Quốc. Uber đã thất bại một lần và chúng ta sẽ làm cho họ thất bại một lần
nữa".
Việc Uber rút khỏi Trung Quốc một phần vì họ không cạnh
tranh nổi ở thị trường này, mặt khác xuất phát từ việc Didi đã đầu tư vào Uber
một khoảng tiền lên đến 2 tỷ USD.
Việc chi tiêu cho thương mại trực tuyến ở khu vực Đông
Nam Á vẫn còn thấp nhưng với dân số hơn 600 triệu người khiến đây là một trong
những khu quan trọng của nền kinh tế kỹ thuật số trong thời gian tới. Vì vậy,
không ngạc nhiên khi Tan đang muốn tập trung nguồn lực tại khu vực Đông Nam Á để
tìm một chiến thắng cho Grab tương tự như cách Didi vừa tiến hành tại Trung
Quốc.
Grab đã thu hút được hơn 650 triệu USD cho đến nay bao
gồm cả vòng quyên vốn Series E gần đây với số tiền thu được khoảng 350 triệu
USD. Hiện tại, Grab được định giá khoảng 1,6 tỷ USD.Grab đã có mặt tại 30 thành
phố ở 6 quốc gia của Đông Nam Á với 19 triệu lượt tải về ứng dụng và 350.000 lái
xe tham gia vào dịch vụ này. Trong khi đó, Uber có mặt tại 16 thành phố ở khu
vực này nhưng công ty chưa công bố số liệu chính thức. Đông Nam Á trước đây vẫn
không được Uber ưu tiên bằng các thị trường đông dân như Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, với thất bại tại Trung Quốc, không loại trừ khả năng Uber sẽ quay
sang tấn công mạnh vào thị trường Đông Nam Á.
Tham khảo:
techcrunch
0 nhận xét