1. Các
văn bản pháp luật quy định về việc thành lập công ty kinh doanh dịch vụ hành
khách bao gồm:
- Luật
doanh nghiệp 2014.
- Nghị
định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
- Nghị
định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô
tô.
-
Ngoài ra để xác định mã ngành vận tải cụ thể trong trường hợp của bạn cần tham
khảo quy định tại Quyết định 10/2007/QĐ-TTg.
2. Điều
kiện chung để kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo
quy định tại Điều 13 Nghị định 86/2014/NĐ-CP:
-
Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp
luật.
-
Phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
-
Phương tiện phải bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với hình thức kinh doanh,
cụ thể:
+
Khi hoạt động kinh doanh vận tải phải có đủ số lượng phương tiện theo phương án
kinh doanh đã được duyệt; phương tiện phải thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh
doanh vận tải hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng của đơn vị kinh doanh
vận tải với tổ chức cho thuê tài chính hoặc tổ chức, cá nhân có chức năng cho
thuê tài sản theo quy định của pháp luật.
+
Xe ô tô phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường.
+
Xe phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 14 Nghị
định 86/2014/NĐ-CP.
-
Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở
lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ
thuật khác và có thời gian công tác liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở
lên.
-
Nơi đỗ xe: Đơn vị kinh doanh vận tải phải có nơi đỗ xe phù hợp với phương án
kinh doanh và đảm bảo các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và
vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
-
Về tổ chức, quản lý:
+
Đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện thuộc diện bắt buộc phải gắn thiết bị
giám sát hành trình của xe phải trang bị máy tính, đường truyền kết nối mạng và
phải theo dõi, xử lý thông tin tiếp nhận từ thiết bị giám sát hành trình của
xe.
+
Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ số lượng lái xe theo phương án kinh doanh,
chịu trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe
theo quy định; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có trọng tải thiết
kế từ 30 chỗ ngồi trở lên (bao gồm cả chỗ ngồi, chỗ đứng và giường nằm) phải có
nhân viên phục vụ trên xe (trừ xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học
sinh, sinh viên đi làm, đi học và xe buýt có thiết bị thay thế nhân viên phục
vụ).
+
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận
tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa
bằng công - ten - nơ phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn
giao thông.
+
Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến
cố định, xe buýt, xe taxi phải đăng ký và thực hiện tiêu chuẩn chất lượng dịch
vụ vận tải hành khách.
Ngoài
ra, đối với các xe kinh doanh vận tải hành khách phải lắp
thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định
86/2014/NĐ-CP: "1.
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng
công - ten - nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận
tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành
trình; thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt
động liên tục trong thời gian xe tham gia giao
thông."
Do
đó, đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bạn phải tiến hành lắp các
thiết bị giám sát hành trình cho xe. Có thể lắp ở ngoài hoặc đến trực tiếp Sở
giao thông vận tải cấp tỉnh để lắp.
3.
Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định quy định tại Điều
15 Nghị định 86/2014/NĐ-CP:
-
Doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định
86/2014/NĐ-CP.
-
Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết
tật, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai theo lộ trình như
sau:
+
Xe ô tô đăng ký khai thác kinh doanh vận tải lần đầu: Thực hiện từ ngày 01 tháng
01 năm 2016;
+
Xe ô tô đang khai thác: Thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm
2017.
-
Xe ô tô có trọng tải được phép chở từ 10 hành khách trở lên phải có niên hạn sử
dụng như sau:
+
Cự ly trên 300 ki lô mét: Không quá 15 năm đối với ô tô sản xuất để chở người;
từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 không được sử dụng xe ô tô chuyển đổi công
năng;
+
Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: Không quá 20 năm đối với xe ô tô sản xuất để
chở người; không quá 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01
tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành xe ô tô chở
khách.
-
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành
khách theo tuyến cố định từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện
tối thiểu như sau:
+
Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe
trở lên;
+
Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng
đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 05 xe trở
lên.
Như
vậy, nếu bạn muốn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ hành khách thì bạn thực
hiện theo trình tự sau đây:
*
Thứ nhất, thủ tục đăng ký kinh doanh, căn cứ vào Luật doanh nghiệp
2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP, xác định có các bước
sau:
Đầu
tiên, bạn xem xét bạn sẽ thành lập loại hình doanh nghiệp nào? Hộ kinh doanh cá
thể, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ
phần.
Đối
với mỗi loại hình doanh nghiệp, đầu hồ sơ thành lập là khác nhau. Bạn tham khảo
thêm quy định tại Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Luật doanh nghiệp 2014 để
biết thêm về thành phần hồ sơ khi thành lập doanh
nghiệp.
Phòng
Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc Phòng tài chính kế hoạch sẽ xem xét hồ sơ đăng
ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn
03 ngày làm việc nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ.
Sau
khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt
động, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau:
-
Khắc dấu: doanh nghiệp phải khắc dấu, sau đó đăng ký mẫu dấu tại cơ quan Công
an, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
-
Các thủ tục liên quan đến đăng ký thuế: Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời
là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại cơ quan
thuế, như thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê
khai nộp thuế,…
-
Đăng bố cáo: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện đăng bố cáo doanh nghiệp trên Cổng thông
tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
*
Thứ hai, sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh bạn thực hiện thủ
tục cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định tại Khoản 1 Điều
18 Nghị định 86/2014/NĐ-CP, hồ sơ gồm có:
-
Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy
định;
-
Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh;
-
Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng
chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;
-
Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận
tải;
-
Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo
dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh
doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt,
vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công - ten -
nơ);
-
Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh
doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt,
vận tải hành khách bằng xe taxi).
Nơi
thực hiện thủ tục hành chính: Sở giao thông vận tải cấp tỉnh nơi doanh nghiệp
bạn có trụ sở.
*
Thứ ba, thủ tục đăng ký xe vận tải hành khách chạy tuyến cố định
quy định tại Điều 4 Nghị định 86/2014/NĐ-CP:
-
Doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng
xe ô tô được đăng ký khai thác trên tuyến trong quy hoạch và được cơ quan quản
lý tuyến chấp thuận.
-
Tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có cự ly từ 300 ki lô mét trở lên
phải xuất phát và kết thúc tại bến xe khách từ loại 1 đến loại 4 hoặc bến xe
loại 5 thuộc địa bàn huyện nghèo theo quy định của Chính
phủ.
-
Doanh nghiệp, hợp tác xã phải ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh bến xe khách và
tổ chức vận tải theo đúng phương án khai thác tuyến đã được duyệt; được đề nghị
tăng, giảm tần suất, ngừng khai thác trên tuyến theo quy
định.
Bạn
phải đăng ký trực tiếp tại Sở giao thông vận tải cấp tỉnh nơi doanh nghiệp bạn
có trụ sở để đăng ký xe chạy tuyến cố định.
*
Thứ tư, đối với xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải hành
khách phải xin cấp phù hiệu xe theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định
86/2014/NĐ-CP: xe ô tô kinh doanh vận tải hành khác theo tuyến cô định, xe taxi,
xe buýt, xe vận chuyện hành khách theo hợp đồng, xe chở công - ten - nơ, xe đầu
kéo rơ mooc, sơ mi rơ mooc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe
ô tố kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của
Bộ giao thông vận tải. Nếu bạn chạy xe theo tuyến cố định, bạn xin phù hiệu "Xe
chạy tuyến cố định".
Hồ
sơ cấp phù hiệu xe gồm:
-
Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư
này;
-
Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận
kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy đăng ký xe ô tô và hợp
đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài
sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa thành viên và hợp tác xã nếu xe không thuộc
sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số
đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao
thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô
tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện
mang biển số đăng ký theo quy định tại khoản 12 Điều
này.
-
Cung cấp tên Trang thông tin điện tử, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết
bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp phù hiệu.
Nơi
thực hiện thủ tục hành chính: Sở giao thông vận tải cấp tỉnh nơi doanh nghiệp
bạn có trụ sở kinh doanh.
luatduonggia.vn